Cầu Bông, cây cầu hơn 200 năm tuổi ở Sài Gòn
02
07, 2024

Cầu Bông, cây cầu hơn 200 năm tuổi ở Sài Gòn

Từ Ða Kao của Sài Gòn, qua Cầu Bông, đi thẳng tới chỉ non một cây số là gặp trung tâm của tỉnh Gia Ðịnh, tức khu vực Lăng Ông và chợ Bà Chiểu. Theo đường Bùi Hữu Nghĩa sẽ dẫn thẳng qua hông chợ Bà Chiểu, và cuối đường là nhà thờ Gia Ðịnh.

cau_bong.-02.jpg
Cầu Bông là cây cầu cuối đường Đinh Tiên Hoàng, bắc qua rạch Thị Nghè, nối liền quận Bình Thạnh với quận 1.

Theo nhà văn Sơn Nam thì Cầu Bông được xây dựng lần đầu vào khoảng thế kỷ 18 ( có sách ghi là xây năm 1771, còn có sách khác lại ghi năm 1736), do một Phó vương Cao Miên lúc đó đang tá túc tại Bến Nghé, cho bắt cầu qua sông để tiện việc đi lại. Vì thế hồi đầu mới xây, người dân vẫn gọi là cầu Cao Miên. Cái tên cầu Bông thì sau đó mới xuất hiện. Có nhiều giả thuyết về cái tên này, nhưng câu chuyện được nhiều nhà nghiên cứu vùng đất Sài Gòn nói đến là vốn dân gian gọi là cầu Hoa sau khi Tả quân Lê Văn Duyệt có xây dựng một vườn hoa gần cầu. Sau này, người dân phải đọc trại thành cầu Huê vì kiêng tên bà Hồ Thị Hoa là vợ vua Minh Mạng, mẹ vua Thiệu Trị (triều Nguyễn). Sau cùng, người dân Sài Gòn đổi hẳn tên cây cầu này là cầu Bông (bông là cách gọi của người miền Nam để chỉ hoa) cho đến nay.

cau_bong.-01.jpg
Cầu Bông gắn liền với ký ức của nhiều thế hệ thành phố, tính đến nay cũng đã trên 2 thế kỷ.

Đến giờ cầu Bông cũng không thay hình đổi dạng nhiều cũng gần như không có sửa chữa lớn cho đến lần thành phố cho tháo dỡ và làm lại mới cách đây vài năm. Là cây cầu huyết mạch nên cầu Bông luôn được sửa chữa bảo trì thường xuyên. Sau nhiều năm thành phố thực hiện công trình cải tạo kênh Nhiêu Lộc, bao gồm cả kênh Thị Nghè, tới nay được xem như đã hoàn tất. Hai bê bờ kênh là hai trục đường Hoàng Sa và Trường Sa chạy xuyên qua một số quận nội thành.

cau_bong.-05.jpg
Cầu Bông về đêm rực rỡ ánh đèn.

Cuối tuần nhiều người Sài Gòn hay rủ nhau đi ăn “bánh canh ghẹ cầu Bông”. Có những lúc thực khách phải chen chân để tìm một chỗ ngồi ở cái quán nằm ở dốc chân cây cầu bắc qua con kênh Nhiêu Lộc này, dù giá không có rẻ. Giá một tô bánh canh ở đây dao động từ 50.000 cho tới 100.000, 120.000 tùy theo kích cỡ con ghẹ. Theo chủ quán, thì món bánh canh nấu với nguyên cả con ghẹ của quán đã bắt đầu bán cả chục năm nay. Quán cũng không có tên riêng, mà lấy luôn tên cây cầu làm tên: Bánh canh ghẹ cầu Bông.

cau_bong.-04.jpg
Nhắc tới cầu Bông cũng là nhắc tới Bánh canh ghẹ Cầu Bông nổi tiếng nhất nhì Sài Gòn.

CHÚNG TÔI LUÔN Ở ĐÂY ĐỂ LẮNG NGHE BẠN

Trong tất cả các dự án - sản phẩm, chúng tôi luôn nỗ lực mang lại những sản phẩm chất lượng, cung cấp những dịch vụ làm tăng thêm giá trị của khách hàng.

Contact now (024) 35 190 879
Cầu Bông, cây cầu hơn 200 năm tuổi ở Sài Gòn