07, 2024
Top 5 tinh hoa ẩm thực Huế
Cơm hến
Cơm hến xuất thân là món ăn dân dã, sau được cung tiến lên vua nên mang chút hình hài đài các của ẩm thực cung đình. Cách chế biến món ăn từ đó cũng có phần cầu kì hơn, tuy nhiên khi trở về với nơi mà nó được sinh ra thì chất dân dã của người dân nghèo thông qua hai vị mặn và cay vẫn là thứ mùi vị đặc sản làm nên hương vị tinh tế cho món ăn này. Cơm hến ngon phải được trộn từ cơm nguội - loại để qua đêm - cùng với hến vớt tại cồn Hến và hơn 30 loại gia vị, rau thơm. Chỉ có ở Huế chúng ta mới cảm nhận được món ăn này một cách trọn vẹn nhất!
Gợi ý cho bạn:
Tại Huế:
Quán Nhỏ, 7 Ưng Bình, Cồn Hến
Cơm hến Bà Cam, 2 Trương Định
Khu ẩm thực chợ Tây Lộc, 209 Nguyễn TrãiTại Sài Gòn:
Nhà hàng món Huế, 57 Võ Văn Tần, quận 3
Bánh canh O Nhớ, 160 đường A4, quận Tân Bình
Hẻm ẩm thực 284 Lê Văn Sỹ, quận 3
Hẻm 15 Hồ Bá Kiện, quận 10
Hẻm 43 Hiền Vương, quận Tân Phú
Bánh khoái
Tuy gần giống với bánh xèo miền Nam nhưng bánh khoái lại nhỏ, dày và ăn giòn hơn bánh xèo. Bánh khoái ngon phải chấm với nước lèo được làm từ gan và thịt heo băm nhuyễn cùng với tương đậu nành chính gốc Huế. Nhân bánh thường gồm tôm, mực, giò sống, thịt ba chỉ nhưng ngon nhất vẫn là bánh khoái cá kình (còn gọi là cá giò, cá bù nú hoặc cá dìa chấm vàng) bởi độ ngọt, béo ngậy của loài cá này. Du khách có thể tìm thấy món ăn ở khắp hàng quán tại Huế nhưng ngon nhất vẫn là các hàng bánh ở cửa Thượng Tứ, cửa thành phía đông nam Kinh thành Huế.
Gợi ý cho bạn:
Tại Huế:
Bánh khoái Lạc Thiên, 6 Đinh Tiên Hoàng, ngay cửa Thượng Tứ
Bánh khoái cá kình O Lành, chợ Chuồn, Phú Vang
Bánh khoái Hạnh, 11 Phó Đức ChínhTại Sài Gòn:
Ngự Bình, 82 cư xá Nguyễn Văn Trỗi, quận Phú Nhuận
Cố Đô quán, 367 An Dương Vương, quận 5
The Huế House, 41–43 Trần Cao Văn, quận 3
Bánh đúc mật
Bánh đúc xanh chấm mật là món ăn quen thuộc thời xưa ở Huế, chỉ có vào dịp xuân vì bánh được làm từ bột gạo và lá non xuân thì để có màu xanh đẹp mắt. Đến Huế, hãy ghé mua ăn thử một lần món bánh đúc mật ngọt lịm tim tại 214 Phan Chu Trinh. Tuy nhiên, ngay cả ở Huế, quê hương của món ăn này, thì nó vẫn chỉ được làm ra và buôn bán bởi những người lớn tuổi như để níu giữ chút “hồn Huế” còn sót lại nên bạn chẳng thể nào tìm thấy bánh đúc mật ở Sài Gòn đâu.
Gợi ý cho bạn
Tại Huế:
Các gánh hàng rong trên đường Bến Nghé.
Bún bò Huế
Năm 2016, bún bò Huế nằm trong Top 100 món ăn đạt giá trị ẩm thực châu Á được Tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận. Ở Huế, tên gọi đầy đủ của món ăn phải là bún bò giò heo. Một tô bún ngon phải là bún làng Vân Cù cách Huế chừng 10km, trên bát bún là một khoanh giò búp, kèm theo những lát thịt bò bắp xắt mỏng.
Gợi ý cho bạn:
Tại Huế:
Bún bò Mệ Kéo, 20 Bạch Đằng
Bún bò Huế O Phượng, 24 Nguyễn Khuyến
Bún bò Bà Tuyết, 47 Nguyễn Công TrứTại Sài Gòn:
Bún bò Nam Giao, 189 Bùi Viện, quận 1
Bún bò Hồ Ếch, 159G/27 Dạ Nam, quận 8
Bún bò Cô Mai 158 Vành Đai Trong, quận Bình Tân
Nem lụi
Nem lụi trước chợ Đông Ba là món ăn dành cho những tín đồ mê ăn vặt. Món ăn này được chế biến khá đơn giản với thịt heo giã nhuyễn trộn với bì thái mỏng, mỡ heo thái hạt lựu cùng muối, tiêu, đường, thính. Sau đó, người ta cuốn thịt vào từng chiếc đũa tre nhỏ và nướng trên bếp than. Cũng như bánh khoái, nem lụi “thăng hoa” nhờ vào phần nước chấm đi kèm, được chế biến công phu từ đậu phộng, gan, thịt heo, đem xay nhuyễn rồi cho gia vị vào nấu thành một hỗn hợp sền sệt có vị bùi và béo ngậy.
Gợi ý cho bạn:
Tại Huế:
Nem lụi Ông Mệ Già, ngay khúc giao giữa đường Huỳnh Thúc Kháng và đường Mai Thúc Loan
Nem lụi Bà Tý, 81 Đào Duy Từ
Quán 31, 31/103 Nhật LệTại Sài Gòn:
Nem ở chợ Hồ Thị Kỷ, 57/17 Hồ Thị Kỷ, quận 10
Nem lụi Cô Đào, khu ăn uống chợ Nguyễn Văn Trỗi, hẻm 209 Lê Văn Sỹ, quận Phú Nhuận